Với diện tích hơn 40.000 km vuông, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của hơn 21 triệu dân, tương đương với 1/5 dân số Việt Nam. Được biết đến với tên gọi “Vựa lúa” lớn nhất Việt Nam, vùng đất màu mỡ của Đồng bằng sông Cửu Long đã luôn được cấp nước và bồi đắp bởi phù sa sông.
Tuy nhiên, không chỉ có sông Mê Kông chảy qua khu vực rộng lớn cách phía nam Thành phố Hồ Chí Minh khoảng ba giờ này. Mê Kông thực ra phân nhánh thành chín con sông nhỏ hơn, tượng trưng cho tên tiếng Việt của nó là “sông Cửu Long”.
Thật vậy, nếu bạn đến Đồng bằng sông Cửu Long, bạn sẽ thấy mình luôn được bao quanh bởi nước. Người ta ước tính rằng có 3.600 km đường thủy tại Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các nhánh của sông Mê Kông cùng với các con suối và kênh nhỏ hơn, gần bằng chiều dài của toàn bộ sông Mê Kông!
Đa số người dân đồng bằng mưu sinh bằng nghề nông và đánh bắt hải sản, sống gắn bó với đất và nước. Một trong những cách tốt nhất để ngắm nhìn cận cảnh cuộc sống sông nước là đi du thuyền trong ngày từ Cần Thơ, thành phố lớn nhất ở Đồng bằng này, với các điểm dừng dọc đường để tham quan các làng và xưởng thủ công.
Trong một chuyến du ngoạn trên sông gần đây của Victoria Cần Thơ Resort, tôi đã được xem một người phụ nữ địa phương đang thu gom lá cọ nước, cắt tỉa, sau đó đan chúng lại với nhau chỉ bằng những dải vỏ tre. Thành phẩm sau đó được sử dụng để lợp mái và tường vì lá có khả năng thấm nước tự nhiên. Khi chúng đã cũ và giòn, việc thay thế những vật liệu hoàn toàn tự nhiên này rất đơn giản và ít tốn kém.
Trên du thuyền, bạn sẽ thực sự thấy được vai trò quan trọng của đường thủy đối với cuộc sống hàng ngày đối với người dân Cửu Long.
Bạn có thể bắt gặp người dân đang giặt giũ trên sông…
Vận chuyển hàng hóa…
… Hay sử dụng đường sông như thể đường bộ. Đặc biệt, gần chợ, bạn có thể bắt gặp những người phụ nữ làm lái đò, sẵn sàng chèo kéo du khách và hàng hóa qua sông.
Điều tuyệt vời hơn nữa là dường như không có thứ gì thực sự bị vứt đi ở nơi đây cả. Người dân luôn khéo léo tìm ra những cách để tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu.
Ví dụ, bạn sẽ làm gì khi bạn sống ở ven sông và không có cơ hội mua thêm đất? Tất nhiên, là tự “biến” ra nhiều đất hơn!
Đó chính là điều mà người dân Cửu Long đã làm: bằng cách trồng các trụ trên sông và tạo ra đất nhân tạo trên mặt nước để làm vườn ươm cà phê của họ ngay bên ngoài Cần Thơ. Những chiếc khung này, dù lung lay một cách khó tin, dường như vẫn đủ chắc chắn để nâng đỡ trọng lượng của vài người.
Nhưng đó không phải là tất cả. Quá trình ươm được bắt đầu bằng cách tỉa lá chuối và ghim lại bằng một nan tre nhỏ để tạo ra một loại “chậu”.
Những chiếc “chậu” này sau đó được lấp bởi đất đã bón tro từ trấu cháy, thứ vỏ còn sót lại sau quá trình xay xát gạo. Những thứ có thể được nhiều người coi là rác lại được biến thành phân bón hữu cơ giúp điều chỉnh độ chua của đất.
Cây con sau đó được trồng trong các chậu làm hoàn toàn từ tự nhiên và khi lớn hơn, chúng sẽ được bán cho nông dân.
Đó là một ví dụ điển hình về sự khéo léo của người dân Đồng bằng sông Cửu Long, luôn tận dụng tối đa các nguyên liệu hàng ngày từ môi trường của họ.
Hãy tự mình chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt vời này với chuyến du ngoạn trên thuyền tại Đồng bằng sông Cửu Long do Victoria Cần Thơ Resort tổ chức, một khu nghỉ dưỡng lấy cảm hứng từ Đông Dương nằm ngay trên Sông Hậu với cầu tàu riêng.