ĐẶT PHÒNG

Cẩm nang về Tết Nguyên Đán của Việt Nam File name: lucky-money.webp

Bạn đang ở:

Tin tứcCẩm nang về Tết Nguyên Đán của Việt Nam
Cẩm nang về Tết Nguyên Đán của Việt Nam File name: lucky-money.webp

Cẩm nang về Tết Nguyên Đán của Việt Nam

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng có hẳn một vài lễ hội trong năm ở Việt Nam được gọi là Tết. Ở miền Bắc, người ta tổ chức Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 âm lịch và có truyền thống không đốt lửa trong ba ngày này. Ngoài ra còn có Tết Trung Thu để ăn mừng mùa thu hoạch đã kết thúc cùng với bánh trung thu và đèn lồng giấy.

Tuy nhiên, ngày lễ Tết được coi là quan trọng nhất trong truyền thống của người Việt là Tết Nguyên Đán, được tổ chức vào ngày mồng một tháng giêng hàng năm. Từ xa xưa đến nay, Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm tại Việt Nam, tất cả mọi người, mọi nhà đều tổ chức ngày lễ này, không phân biệt địa vị kinh tế – xã hội, tôn giáo hay dân tộc nào. Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm; Nguyên Đán có nghĩa là ngày đầu tiên/buổi sáng đầu tiên trong một năm, đánh dấu cho sự bắt đầu của mùa xuân – mùa cây trái, muôn hoa đâm chồi nảy lộc.

Mặc dù Tết chính thức chỉ kéo dài 7 ngày, nhưng trên thực tế, nó kéo dài ít nhất gấp đôi con số đó. Trong những tuần trước Tết (thường là khoảng cuối tháng Giêng đến giữa tháng Hai theo lịch Dương), mọi người sẽ bắt đầu mua những món quà để mang về cho bạn bè, gia đình của mình khi về quê, trồng những loại hoa có màu đỏ hoặc vàng (màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và màu vàng của sự giàu có) và dọn dẹp, sắm sửa cho ngôi nhà của mình trước thời khắc Giao thừa.

Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình. Để những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, người Việt quan niệm cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng như là một hành động để tích đức cho gia đình.

Cũng trong những tuần giáp Tết, đường phố Việt Nam trở nên sống động với những loài hoa đẹp – hoa mai vàng xinh xắn ở miền Nam và hoa đào phớt hồng mỏng manh ở miền Bắc. Các loài hoa phổ biến khác bao gồm cúc vạn thọ (một loài hoa tượng trưng cho tiền bạc và sự trường thọ), hoa cúc và hoa trạng nguyên. Những bụi cây và cây ăn quả cũng rất phổ biến để trồng xung quanh nhà, vì chúng biểu thị cho tiền tài. Suốt cả năm, những người làm vườn chuyên nghiệp sẽ bận rộn chăm sóc những loại cây và hoa này, chuẩn bị cho chúng vào thời kỳ trổ bông, có nhiều hoa và quả nhất có thể để kịp Tết.

Trước Tết, các gia đình Việt Nam cũng chuẩn bị rất nhiều món ăn của ngày Tết. Mọi người thường hay mua các loại trái cây được coi là “may mắn” theo một cách nào đó. Những quả lựu có nhiều hạt biểu thị một gia đình lớn, hạnh phúc trong khi một nải chuối có thể giống như một bàn tay bảo vệ. Một số món ăn khác thì được làm ở nhà, như mứt trái cây (rất phù hợp để mời khách), một nồi thịt kho tàu (một món ăn rất tuyệt khi kết hợp với cơm) và Bánh chưng. Nguyên liệu của Bánh chưng gồm có gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn, gói bằng tay hoặc dùng khuôn với lá dong và luộc trong khoảng 12 giờ. Quá trình làm bánh chưng rất nhiều công đoạn và phức tạp nên mọi người trong gia đình thường sẽ sum vầy cùng nhau góp sức làm, đây cũng là khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình gắn kết nhau hơn.

Tết là thời điểm đổi mới và tái sinh, dành cho cả người sống và người đã khuất. Trước Tết, các gia đình sẽ đi thăm mộ của những người thân để quét dọn, cắm hoa và làm lễ cầu siêu mời linh hồn của tổ tiên về chung vui với gia đình.

Nửa đêm trước Tết, các gia đình sẽ thắp hương và cúng gia tiên, cầu xin ông bà che chở, giúp gia đình có một năm mới tốt lành. Bữa tối ngày Tết thường bao gồm các món canh khác nhau, thịt gà luộc, thịt đông và giò lụa, ăn kèm với rau củ muối chua và các món ăn khác. Một mâm thức ăn được dành riêng để cúng tổ tiên, tượng trưng cho sự đoàn viên của các cụ về ăn Tết cùng gia đình trong ngày lễ.

Ngày đầu tiên của năm mới là khoảng thời gian dành cho gia đình. Trẻ em sẽ nhận được lì xì là những phong bì nhỏ chứa đầy tiền từ người lớn tuổi với lời chúc các em học giỏi, ăn ngon và hạnh phúc. Ngược lại, trẻ con trong nhà cũng chúc những người lớn tuổi sẽ có sức khỏe dồi dào và sống lâu.

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán

Trong những ngày tiếp theo của lễ Tết, gia đình thường đi thăm bạn bè cũ, hàng xóm, thầy cô giáo và những người quan trọng khác cũng như đi lễ chùa. Hầu hết người Việt Nam làm việc 5-6 ngày một tuần (thậm chí là 7 ngày), nhưng Tết là thời gian để tất cả mọi người dừng lại và thư giãn sau một năm dài bận rộn làm việc.

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán

Nếu đến thăm Việt Nam vào dịp Tết, hãy nghỉ ngơi và thư giãn trong ba ngày đầu tiên của năm mới. Hầu hết các cửa hàng, chợ và điểm tham quan du lịch sẽ đóng cửa, vì vậy bạn có thể phải ăn uống tại các nhà hàng phương Tây và các cửa hàng thức ăn nhanh. Ngược lại, hãy tận hưởng những con phố yên tĩnh và bầu không khí vui nhộn chỉ đến một lần trong năm!

Chia sẻ bài viết:

Tìm kiếm

Bài viết mới nhất

Trang Facebook

Vượt quá số phòng tối đa!

Bạn chỉ có thể đặt tối đa 7 phòng mỗi lần. Để đặt thêm, vui lòng để lại thông tin.

Gửi yêu cầu

Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể trong vòng 24 giờ làm việc. Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi.

Yêu cầu đặt phòng

Hiện tại khách sạn đã hết phòng trống trong khoảng thời gian bạn lựa chọn. Xin vui lòng chọn lại ngày hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn.

Send inquiry

Please submit your request. We will get back to you within 24 working hours.